Bài viết này nhằm viết lên cái nhìn cá nhân của mình cho những ai đang, đã và sắp làm startup-tech. Với một người đã trải qua một vài công ty làm startup, từ vị trí developer cho đến tech leader thì mình nhận ra những món nợ mà một startup phải gánh chịu. Mình chỉ muốn chia sẻ góc nhìn cá nhân chứ cũng không thêm thắt gì trong đây.
Bài viết là góc nhìn bản thân về những món nợ của một startup, ai từng làm hoặc có ý định làm thì cũng nên ngó qua xem có phải vậy không trước khi buông bút để lại bình luận. Có những món nợ mà bạn không thấy nhưng nó vẫn tồn tại, mà nợ thì phải trả, không bằng cách này thì cũng bằng cách khác.
1 - Món nợ kinh tế
Đây là món nợ mà hầu như những ai làm startup đều nhận thấy ngay, thậm chí cả những người không làm cũng biết. Để có vốn hoạt động kinh doanh, phát triển công ty, bạn phải ra vay vốn hoặc tìm nhà đầu tư. Nợ này là món nợ nhìn thấy, nên đa số mấy anh khởi nghiệp đều biết là phải còng lưng, nổ lực kiếm tiền mang về trả lại. Cái nợ này mình không có ý đề cập sau trong bài này, nhưng thiếu nó thì cũng là không đúng
2 - Món nợ kỹ thuật
Đây là món nợ mà những anh chàng làm kinh doanh tự cho là không có, và một số anh chàng làm kỹ thuật thì nghiễm nhiên là không thấy. Dân kinh doanh cho là không có cũng có gì làm lạ đâu, vì đây là món nợ kỹ thuật mà, tức là họ cho là họ không có vay.
Vậy nợ kỹ thuật này là gì, và ai vay, ai trả. Khi làm startup, vì để nhanh chóng đẩy sản phẩm ra ngoài thị trường, những anh chàng làm kinh doanh đã "bất chấp" và "không quan tâm" kiến trúc kỹ thuật ra làm sao, cái họ cần là sản phẩm chạy được. Họ tự ý cắt bớt những phần cốt yếu của sản phẩm để có một sản phẩm không hoàn thiện. Đó là cái nợ.
Trong tư tưởng người làm startup bao giờ cũng nghĩ: "cứ làm trước đã khi nào tao có đủ điều kiện kinh phí, có khách hàng, việc đầu tư làm lại một hệ thống hoành tráng không gì là quá khó nữa". Đấy, câu nói này khẳng định bạn đang muốn nợ đó, và sẽ trả cho tương lai đó.
Nợ nào thì cũng có lãi hết, bạn cần nhanh chóng ra sản phẩm, chấp nhận nợ kỹ thuật ở hiện tại, nhưng nếu bạn vay quá cao thì cơ sở kỹ thuật bạn sẽ rất yếu, chưa biết có ra ngô ra khoai cho hệ thống bạn kiếm tiền không chứ đừng nói là sau đó bạn trả nợ. Tiếp nữa, cứ cho là bạn duy trì cái nợ này một khoảng thời gian và sau đó có khách như bạn nói đi, bước tiếp theo là bạn sẽ đầu tư làm lại ah??? Bạn có dám chắc bạn sẽ chịu đập bỏ 100% cái đang kiếm được tiền để mang về cái chưa biết kết quả như thế nào không??? Chưa kể khi đó, dữ liệu thì đã có, người dùng cũng đã có, khi đó việc dựng 1 hệ thống mới từ 1 bãi rác ban đầu quả là thách thức rất lớn cho anh em làm kỹ thuật.
Tóm lại, nợ này dân kinh doanh mượn nhưng anh em kỹ thuật trả. Vi nó là món nợ kỹ thuật.
Trong tư tưởng người làm startup bao giờ cũng nghĩ: "cứ làm trước đã khi nào tao có đủ điều kiện kinh phí, có khách hàng, việc đầu tư làm lại một hệ thống hoành tráng không gì là quá khó nữa". Đấy, câu nói này khẳng định bạn đang muốn nợ đó, và sẽ trả cho tương lai đó.
Nợ nào thì cũng có lãi hết, bạn cần nhanh chóng ra sản phẩm, chấp nhận nợ kỹ thuật ở hiện tại, nhưng nếu bạn vay quá cao thì cơ sở kỹ thuật bạn sẽ rất yếu, chưa biết có ra ngô ra khoai cho hệ thống bạn kiếm tiền không chứ đừng nói là sau đó bạn trả nợ. Tiếp nữa, cứ cho là bạn duy trì cái nợ này một khoảng thời gian và sau đó có khách như bạn nói đi, bước tiếp theo là bạn sẽ đầu tư làm lại ah??? Bạn có dám chắc bạn sẽ chịu đập bỏ 100% cái đang kiếm được tiền để mang về cái chưa biết kết quả như thế nào không??? Chưa kể khi đó, dữ liệu thì đã có, người dùng cũng đã có, khi đó việc dựng 1 hệ thống mới từ 1 bãi rác ban đầu quả là thách thức rất lớn cho anh em làm kỹ thuật.
Tóm lại, nợ này dân kinh doanh mượn nhưng anh em kỹ thuật trả. Vi nó là món nợ kỹ thuật.
3 - Món nợ ân tình
Tại sao anh em kỹ thuật lại chọn startup để theo, còn hằng hà sa số những công ty ổn định về lương bổng, chính sách ngoài thị trường kia mà? Chúng tôi được gì khi bám vào startup? Có chắc là startup của bạn vẽ ra là thành công hay không? Tất cả chúng ta hầu như ai cũng hiểu là xác suất thành công của 1 startup rất thấp, chỉ khoảng 10%. Tỷ lệ thất bại, sống dở chết dở là rất cao, vậy hà cớ gì anh em lại lao vào làm?
Đó là vì ân tình với nhau. Những người đồng sáng lập ra một startup có phải là những người bạn, những đồng nghiệp đã từng chơi với nhau hay không? Những người lôi kéo anh em về làm chung công ty startup có phải cũng là những người bạn rất tin tưởng nhau hay không? Họ tin vào chiến tích "tương lai" vì họ đang tin vào những người bạn, những người đã có ân tình với nhau.
Đó là vì ân tình với nhau. Những người đồng sáng lập ra một startup có phải là những người bạn, những đồng nghiệp đã từng chơi với nhau hay không? Những người lôi kéo anh em về làm chung công ty startup có phải cũng là những người bạn rất tin tưởng nhau hay không? Họ tin vào chiến tích "tương lai" vì họ đang tin vào những người bạn, những người đã có ân tình với nhau.
Nên nếu chúng ta, những người khai sáng một startup lại làm không đúng nghĩa cử, thì chúng ta đã gánh một món nợ ân tình với anh em rồi. Những người làm kinh doanh dễ dàng nói rằng: "chúng ta kinh doanh không đạt nên đành đóng cửa" nhưng có nghĩ cho những người đã từng cống hiến với sản phẩm, họ cũng đầu tư bao nhiêu hay không?
Cũng là nợ, nợ thì có lãi, lãi thì ngày càng to. Nếu bạn không khéo, có khả năng mất cả ân tình mà bạn đã có trước đó. Nên hãy thật cân nhắc khi ra quyết định làm startup. Vì có quá nhiều nợ trong đó.
Cũng là nợ, nợ thì có lãi, lãi thì ngày càng to. Nếu bạn không khéo, có khả năng mất cả ân tình mà bạn đã có trước đó. Nên hãy thật cân nhắc khi ra quyết định làm startup. Vì có quá nhiều nợ trong đó.
No comments:
Post a Comment