October 12, 2011

Chuyện chiếc xe buýt

Mấy ngày nay dân tình xôn xao đề tài xe buýt, văn hóa buýt, và vấn đề cấm xe cá nhân lưu thông. Mình cũng đóng góp 1 bài viết cho nó thêm phần sinh động và cũng để relax cho cái blog chuyên mảng IT của mình.
Bài viết mang chủ nghĩa cá nhân và tầm nhìn kém cỏi của một con người bé tí, nên cần trao đổi mọi người có thể để lại lời nhắn bên dưới.
Xe buýt ra đời và đã hoạt động hơn 10 năm nay, nhưng nhìn lại, những gì mong ước từ buýt đã không thể đến với người dân, mà thậm chí, chất lượng ngày càng đi xuống rõ rệt. Trong suốt 10 năm hoạt động của buýt, mình chỉ tham gia duy nhất 1 năm đi học ĐH, vì khi đó trường mình trên Thủ Đức nên phải đi xe buýt cho nó nhẹ cái "hầu bao". Và cũng 10 năm hoạt động của buýt, hầu như "Chưa thấy ai khen, nhưng la ó thì nhiều"

Buýt - vấn nạn những con gà bị nhồi nhét trong cái chuồng di động
Cái này ắt hẳn không cần nói nhiều thì ai từng một lần đi buýt vào cái giờ cao điểm thì sẽ biết ngay mà. Trên xe ghi rõ là chịu tải 75 đến 80 người, nhưng mình dám cá là vào cái giờ cao điểm đó, 1 xe buýt có thể ngấp nghé 100 người thậm chí hơn. Hồi còn đi học bằng buýt, đã có lần chỉ đứng 1 chân xuyên suốt đoạn đường từ nơi bắt đầu cho đến trường. Mọi người bị ép dẹp vào nhau, mà những nhân viên bán vé cứ thao thao cái miệng: "nhích lên tí nhường nhau tí đi". Đâu phải không muốn nhường, mà cái "chuồng" nó quá tải rồi. Ông Nguyễn Trọng Thông, Phó tổng giám đốc Transerco phát biểu: "tôi đi sớm lắm chứ tội gì đi vào giờ cao điểm để bị tắc đường.", bác bỏ qua cho cái thằng nho nhoi này nói thẳng. Giờ tan ca, tan học đều rơi vào cùng 1 thời điểm, không lẽ lúc đó xin về trước ah. Chính vì vậy mà nó mới thành giờ cao điểm.

Buýt - cái bóng mát cho những tên hành nghề "hai ngón"
Cảnh chen lấn, bon chen, xô đẩy nhau để có thể vào được xe buýt đã tự làm chúng ta mất cảnh giác và đó cũng chính là điểm thuận lợi cho những tay đạo chích. Không cần bàn cãi nhiều, xem đoạn clip sau sẽ rõ hơn.

Đừng đổ lỗi tại người dân, mà các anh đã dừng xe trong bao lâu, và dừng như thế nào khi đón hoặc thả khách.

Buýt - Nét văn hóa "độc đáo" của những nhân viên xe buýt
Khi buýt ra đời, mình đi đâu cũng thấy sẽ xây dựng văn hóa cho nhân viên xe buýt thật tốt, nhưng mình thấy nó ngày càng đi xuống. Hồi còn đi học, cái "anh" bán vé cứ nghiễm nhiên ngồi ghế đến tiền, trong khi 1 người phụ nữ cũng khá tuổi (có thể trạc tuổi mẹ anh ấy) vừa luốn cuốn lên xe. Xe không còn chỗ mà cái thằng ấy chẳng quan tâm, xem ra cái số tiền mà nó đã làm nó quên mất cái nhiệm vụ nó phải làm, thấy vậy nên mình đã nhường chỗ cho cô ấy ngồi. Có thể mọi người nói đã lâu rồi mình không đi lại xe buýt, biết đâu đã "thay da đổi thịt". Tin tức vẫn cứ ầm ầm hằng ngày, nên mình không chọn xe buýt đi cũng là có lý do.

Thôi thì nói tới vấn nạn buýt là biết bao điều, hy vọng là một ngày nào đó buýt sẽ thay đổi bản thân và mọi người có cái nhìn tốt hơn về buýt. Còn cái chuyện cấm lưu thông xe cá nhân, đây có thể là 1 bước tiến tốt. Vì nếu cứ để xe máy tràn lan, thì bao giờ đất nước chúng ta chỉ toàn đi xe hơi, xe điện, xe buýt như các nước tiên tiến. Nhưng có 1 câu hỏi của cá nhân, mà theo dõi nhiều bài viết không thấy ai đề cập tới: "Nếu cấm vĩnh viễn (cái này chắc còn xa, nhưng lo trước sẽ hay hơn) xe máy cá nhân, thì số lượng xe máy này sẽ đi về đâu, và nhà nước ta có biện pháp gì hỗ trợ người dân không, vì đây cũng từ mồ hôi nước mắt họ mà ra cả"

No comments:

Post a Comment